Lá Cẩm - Thông tin cần biết

Lá cẩm đỏ và Lá cẩm tím, hàng sạch, trồng bằng hữu cơ, chất lượng tuyệt hảo.

Lá Cẩm - 5 Lưu ý về cách lấy màu

Sản phẩm sạch, cho màu sắc rất đẹp.

Hạt Dành Dành - Cách dùng nấu Xôi

Đồ xôi nhuộm màu thực phẩm có màu vàng đẹp tự nhiên.

Lá Dứa - Công dụng và cách dùng

Tạo hương thơm và màu xanh đẹp mắt cho món ăn .

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Lá Riềng cho món ăn có màu xanh tự nhiên đẹp tuyệt vời

Cây riềng là cây gì ? Cây riềng có tác dụng gì ?

Cây riềng tên khoa học là Alpinia officinarum Hance là một loại cây thân thảo, mọc cao từ 1 - 1,5m, phân bố rộng rãi ở Việt Nam, một số nước Đông Nam Á và nam Trung Quốc. Ở nước ta cây riềng thường được sử dụng làm gia vị: củ riềng dùng để kho cá, nấu món thịt chó rất hợp; mầm riềng và củ riềng dùng kho cá giúp át mùi tanh và rất thơm; lá riềng dùng để gói bánh chưng lá riềng, xôi lá riềng...Trong đông y, củ riềng cùng họ gừng, nhưng tên của nó còn độc đáo hơn, đông y gọi là Cao Lương Khương, được xếp vào bậc cao hơn. Chữ Lương nghĩa là tốt hơn, Khương là họ gừng, mang tên Cao Lương có nghĩa là hay hơn về độ ấm. Củ riềng theo quan niệm của Đông Y nằm ở dưới đất, có vị cay. Người ta gọi củ riềng là địa hỏa. Địa là đất, hỏa là vị cay.
Cay Rieng
Cây Riềng

Lá Riềng có tác dụng gì ?

Lá Riềng hay Lá GiềngLá Diềng là loại lá lành tính, có tính sát khuẩn nhẹ và cộng với khả năng giải nhiệt nên từ lâu trong gian dan người ta thường dùng lá riềng để đun nước tắm cho trẻ nhỏ nhằm chữa trị và phòng ngừa mụn nhọt rôm sảy và chữa mụn kê. 

Lá riềng tắm cho bé

Tắm lá riềng cho trẻ thường theo kinh nghiệm dân gian sẽ giúp chữa mụn kê và rôm sảy rất công hiệu: Lá riềng rửa sạch lông bề ngoài, vò nát vào cùng nước còn âm ấm cho tiết ra chất diệp lục, sau đó dùng nước này tắm cho trẻ nhỏ. Còn có kinh nghiệm khi tắm nước lá riềng cho trẻ cần dùng bé trai 7 lá, bé gái 9 lá. Nhìn chung, tắm lá riềng cho trẻ sơ sinh là kinh nghiệm truyền miệng của các cụ, về khoa học bạn có thể cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.

Lá riềng gói bánh chưng

Lá riềng được giã hoặc xay để vắt lấy nước cốt, dùng nước cốt này trộn cùng gạo gói bánh chưng. Bánh chưng lá riềng có màu xanh đậm hơn nhiều so với dùng lá dứa rất đẹp mắt, hương vị thơm mát, ăn không ngán, thích hợp cho cả bánh chưng chay nhân ngọt và bánh chưng mặn nhân thịt.
goi banh chung la rieng
Gói bánh chưng lá riềng

Xôi lá riềng

Cũng tương tự như gói bánh chưng, lá riềng được giã lấy nước cốt, sau đó dùng nước cốt đậm đặc này trộn cùng gạo đã ngâm. Và tiến hành đồ xôi như bình thường. Ở đây cần lưu ý rằng, trong việc dùng lá riềng để gói bánh chưng và đồ xôi, ta không nên dùng phương pháp ngâm gạo cùng nước lá riềng mà nên dùng cách trộn gạo đã ngâm cùng nước cốt đậm đặc sẽ cho màu sắc đẹp hơn. Cụ thể tiến hành như thế nào liên hệ điện thoại 0914023831 mình hướng dẫn cụ thể hoặc đón đọc tại bài viết sau trên trang blog này.
Xoi La Rieng
Gạo làm Xôi lá riềng

Lá riềng mua ở đâu ?

Với những ưu điểm như là loại lá lành tính, không tạo ra mùi vị lạ nên không ảnh hưởng đến hương vị món ăn, lá riềng cùng với các loại lá khác như Lá cẩm, Hạt dành dành... để tạo thành bộ sưu tập các loại thảo mộc tạo màu thực phẩm tự nhiên, hiệu quả đẹp mắt và an toàn cho sức khỏe
Địa chỉ nơi bán lá riềng tại Hà Nội và các tỉnh: Vui lòng liên hệ điện thoại 0914023831
Số nhà 12, ngõ 33 chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. Giao hàng Hà Nội và toàn quốc.

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Hạt dành dành, công dụng và cách dùng nấu xôi

Hạt dành dành tên latin là Gardenia Jasminoides Ellis, là một cây thuộc họ cà phê. Một cây nhỏ thân cao chừng 1,5 - 2m, lá hình bầu dọc nhẵn và xanh thẫm. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, màu trắng, rất thơm; cuống có 6 cạnh hình như cánh. Đến cuối hè đầu thu, cây cho thu hoạch quả. Quả dành dành có hình quả trám nhưng có cạnh khía dọc theo thân. Khi quả già, chín ta thu hái, bỏ cuống, phơi khô để dùng.

qua danh danh
Quả dành dành

Thành phần hóa học của hạt dành dành

Trong hạt dành dành có chứa geniposid, gardenosid, shanzhisid, gardosid, geniposidic acid gardenin, crocin-l, n-crocetin, scandosid methyl ester. Còn có nonacosane, b-sitosterol, D-mannitol; tanin, dầu béo, pectin. Vị của dành dành đắng nhẹ, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chỉ huyết, mát huyết, tiêu viêm. Gardenin có tác dụng ức chế đối với sắc tố mật trong máu, làm cho nó giảm bớt xuống, nên được dùng để trị bệnh hoàng đản. Nước sắc Dành dành cũng có tác dụng kháng khuẩn đối với một số vi trùng.

Công dụng của hạt dành dành

Quả thường dùng nhuộm màu vàng, nhất là để nhuộm thức ăn vì sắc tố của dịch quả không có độc. Trong y dược, dành dành dùng trị bệnh gan, vàng da; ngoại cảm phát sốt, khó ngủ; viêm kết mạc mắt, loét miệng, đau răng; hoa thơm dùng làm dịu, chữa đau mắt, đau tử cung. Ở Trung Quốc, người ta còn dùng vỏ rễ làm thuốc đòn ngã, lại làm thuốc cầm máu, trị bệnh nôn ra máu, chảy máu cam. Ở Ấn Độ, người ta cho là cây Dành dành có tác dụng phòng bệnh phát lại định kỳ, tẩy nhẹ, trị giun, chống co thắt; dùng ngoài để sát trùng, rễ Dành dành được dùng trị chứng khó tiêu và các chứng rối loạn thần kinh.

hat danh danh
Hạt dành dành

Cách dùng hạt dành dành nấu xôi

Hạt dành dành có khả năng tạo màu vàng rất đẹp. Tuy nhiên do là màu hữu cơ tự nhiên nên cách lấy màu hạt dành dành ta cần một số lưu ý.

Về lượng dùng: Chỉ cần 1 lượng nhỏ dành dành, tức là 4 - 5 quả là có thể đồ được 1kg gạo xôi có màu vàng đẹp. Trung bình để đồ 2kg gạo, ta nên dùng khoảng 25g hạt khô. Dùng nhiều hơn hay ít hơn đều có thể được, bởi sách vàng của hạt dành dành dù nhạt hay đậm đều có nét thẩm mỹ riêng.

Hai cách lấy màu hạt dành dành

Cách 1: Dùng hạt dành dành hòa nước ngâm gạo rồi đồ xôi, cách này cho màu sắc nhạt và xôi chín thường ngả màu vàng xanh cốm. Cách này tuy màu vẫn đẹp nhưng chưa bộc lộ hết được vẻ đẹp của hạt dành dành. Đặc điểm của phương pháp này là: gạo lúc ngâm nước hạt dành dành thì vàng óng đẹp, nhưng khi nấu chín thì màu lại bị tối.
Cách 2: Dùng nước cốt hạt dành dành, trộn đều với gạo đã ngâm nước lã rồi đồ. Đây là cách tiết kiệm và cho lên màu vàng đẹp hơn. 
Đặc điểm cách này là: khi trộn nước cốt với gạo đã ngâm, ta chưa nhìn thấy màu sắc rõ rệt, phải đợi khi đồ xôi chín mới lên màu.
Cụ thể cách 2 tiến hành như sau: 
  1. Với 2 kg gạo, ta đem gạo ngâm nước trắng trước cho mềm, gạo cần ngâm khoảng 6-7 tiếng, sau đó vớt ra để ráo nước. 
  2. Lấy khoảng 20-25g hạt dành dành khô (ước chừng bằng cách chia gói 100g làm 5 phần, lấy 1 phần), cho vào 1 bát con nước (chỉ 1 bát là đủ) dùng tay bóp kỹ để hạt khô tiết ra màu vàng, sau khi bóp kỹ cần lọc cẩn thận, tránh cặn còn sót trong nước cốt. 
  3. Tiến hành trộn đều 1 bát nước cốt cùng 2 kg gạo, sau đó tiến hành đồ xôi luôn.
    su dung hat danh danh nau xoi
    Sử dụng Hạt Dành Dành nấu xôi

Thành phẩm xôi có màu vàng tươi, đẹp hấp dẫn, chín mềm, ngon miệng, hương thơm đặc trưng của xôi nếp, không có bất cứ vị lạ như trường hợp nấu bằng nghệ vàng.

Hạt dành dành mua ở đâu ?

Hạt dành dành có hai loại: loại dùng để nấu xôi và chế biến món ăn là loại cao cấp, tại Hà Nội Hạt dành dành chất lượng cao có bán tại địa chỉ: 
Số nhà 12, ngõ 33 phố Chùa Láng, Hà Nội, điện thoại: 0914.023.831, (gặp Vân)
Trên đây là cách nấu xôi với hạt dành dành, xem thêm cách lấy màu lá cẩm 

CÔNG DỤNG CỦA LÁ DỨA

Cây lá dứa hay còn gọi lá nếp hoặc lá dứa thơm hoặc cây cơm nếp ngày nay đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Lá dứa được sử dụng rộng rãi trong đời sống nên loại cây này được trồng ngày một nhiều. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về tác dụng của loại cây này.

Lá dứa là lá gì ?

Cây lá dứa tên khoa học là Pandanus amaryllifolius, một loại cây có nhiều tác dụng, vừa trị bệnh lại sử dụng làm gia vị để nấu một số món ăn, vừa thơm lại có màu xanh bắt mắt. Cây lá dứa mọc thành bụi, ưa ẩm và bóng mát, nên thường mọc và phát triển tốt ở những nơi gần nguồn nước chảy. Lá dứa phân bố rộng rãi ở Việt Nam, một số nước Đông Nam Á và nam Trung Quốc. Bộ phận sử dụng là lá, có chứa tinh dầu thơm dễ bay hơi (3-metyl-2(5H)-furanon (83,82%); 2-axetyl-1-pyrrolin (3,15%) ). Hiện nay ở một số nơi đã ứng dụng công nghệ vào chiết tách lấy tinh dầu từ cây lá dứa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong lĩnh vực thực phẩm và y dược. 
cay la dua
Cây lá dứa

Lá dứa có độc không ?

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh lá dứa là loại cây lành tính, không gây độc hại cho sức khỏe. Điều này cũng phù hợp với tập quán sử dụng loại lá này của người dân, bởi trong kinh nghiệm dân gian thì lá dứa được nhân dân sử dụng từ rất sớm. Người ta sử dụng lá dứa trước hết với mục đích tạo hương thơm và màu sắc cho các món ăn như xôi, hấp luộc củ quả, nấu các món chè, kem, thạch. Ưu điểm lớn nhất của lá dứa chính là sự lành tính, có lợi cho sức khỏe và dễ sử dụng. Chỉ cần vài ba cọng lá dứa là có thể tạo hương thơm dịu cho các món ăn hoặc đồ uống hấp dẫn.

Lá dứa có công dụng gì ?

Ngoài việc giúp làm tăng hương vị và màu sắc đẹp cho các món ăn như Xôi lá dứa, chè lá dứa, thạch rau câu lá dứa, bánh flan lá dứa... Đối với lĩnh vực sức khỏe, lá dứa có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể con người.
Xoi la dua
Xôi lá dứa

Lá dứa trị bệnh tiểu đường

Một số người đã thành công làm hạ lượng đường trong máu xuống nhờ uống lá dứa thơm, nhất là những người bị tiểu đường loại hai. Cách dùng như sau: mua lá dứa về phơi khô dùng dần, phơi thế nào cho lá vẫn còn màu xanh lục diệp. Mỗi lần nấu khoảng 10 lá khô với 2,5 lít nước, nấu sôi cho đến khi còn lại 2 lít là vừa. Uống trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút và uống hết số nước ấy trong ngày. Uống sau 10 ngày là có kết quả. Trong quá trình uống lá dứa thơm, điều lưu ý, bạn phải ăn kiêng theo chế độ và năng tập thể dục.

Lá dứa giúp giải cảm

Người ta dùng vài tàu lá dứa loại tươi và khô đều được, thêm vào cùng nồi nước xông, vừa giúp tạo hương thơm lại tăng tác dụng giải cảm.

Lá dứa trị yếu dây thần kinh

Ta dùng khoảng 3 tàu lá dứa, tươi hoặc khô cắt ngắn, nấu nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

Lá dứa trị bệnh thấp khớp

Đun nóng khoảng nửa chén dầu dừa ở lửa nhỏ. Khi dầu dừa nóng thì bắc chảo ra khỏi bếp và bỏ khoảng 3 lá dứa (đã rửa sạch và cắt mỏng) vào dầu dừa. Khuấy đều cho đến khi nguội rồi dùng để thoa vào những vùng sưng khớp, đau khớp.

Lá dứa trị gàu

Dùng 5 - 7 lá dứa rửa sạch rồi giã nhuyễn. Thêm vào nửa chén nước và khuấy đều, vắt nước cốt lá dứa. Dùng nước lọc thoa vào da đầu, để khô, sau một giờ thì thoa vào da đầu thêm một lần nữa. Sau đó gội đầu bằng nước sạch. Làm mỗi ngày như vậy cho đến khi sạch gàu.
nuoc cot la dua
Nước cốt lá dứa

Lá dứa đuổi gián

Một đặc điểm rất hay của lá dứa là có thể dùng để đuổi gián. Nếu không muốn dùng các sản phẩm diệt gián thương mại có nhiều hóa chất độc hại, chúng ta dùng lá dứa bằng cách cắt lá dứa thành từng đoạn 5 cm bỏ vào rổ rồi đặt ở nhà bếp hoặc những nơi gián thường lai vãng. Khi lá dứa hết mùi thơm thì thay lá dứa khác.

Lá dứa mua ở đâu ?

Lá dứa là loại dễ mua, phổ biến, tuy nhiên cần chọn loại được trồng hữu cơ, sạch. Quá trình thu hái đảm bảo đủ thời gian để cây sinh trưởng và tích lũy tinh dầu.
Lá dứa sạch, trồng hữu cơ với hàm lượng tinh dầu cao bán tại Hà Nội, liên hệ theo số điện thoại sau: 
0914023831 (Vân). Shop nhận ship Hà Nội và giao toàn quốc
Giá bán 1kg: 70.000đ (nhận ship từ 0,5kg trở lên)
Xem thêm thông tin mới nhất về Lá Cẩm

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

CÁCH LẤY MÀU LÁ CẨM

Lá Cẩm tên tiếng Anh là gì ?

Lá Cẩm là một loại thực vật thân thảo, phân bố nhiều ở Việt Nam, một số nước Đông Nam Á, có tên khoa học là Peristrophe Roxburghiana. Tại nước ta, Lá Cẩm mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, ở Tây Nguyên và nam trung bộ. Cây Lá Cẩm thuộc loại thực vật lâu năm, phát triển mạnh vào mùa xuân và mùa hè, cây cao chừng 50 - 70cm, có hoa vào mùa thu. Mùa đông Lá Cẩm sinh trưởng chậm, thường rụng lá. Lá Cẩm được ưa chuộng sử dụng nhuộm màu cho các món ăn, mà điển hình nhất là xôi. Xôi Lá Cẩm màu sắc đẹp, hấp dẫn, ăn không ngán và không nóng cổ do bản thân Lá Cẩm vốn tính mát, có tác dụng thanh phế, giải nhiệt.
La cam
Lá cẩm

Màu lá cẩm có bao nhiêu loại ?

Lá Cẩm gồm nhiều màu. Lá cẩm tím (tiếng Nùng là Chằm lai) gồm hai màu Tím hồng và tím Huế. Lá cẩm đỏ ( Chằm thủ) và lá cẩm vàng. Thực tế sử dụng cây lá cẩm tím và cây lá cẩm đỏ được ưa chuộng và dùng phổ biến do hiệu quả về màu sắc của nó, còn loại cẩm vàng cho màu vàng xanh nên ít được dùng. Khi cần vàng người ta thường dùng bằng hạt dành dành, hoa mật mông (hoa xí xỏm) hoặc dùng nghệ.

Cách lấy màu lá cẩm

  1. Số lượng lá cẩm: ~300g lá tươi /2 kg gạo, lượng nước đun: 2,5 lít, số lượng có thể thay đổi tùy sở thích của mỗi người, nhiều hơn nếu muốn màu đậm.
  2. Tiến hàng đun nước lá cẩm: lá cẩm rửa sạch, cắt ngắn thành đoạn, cho vào nồi đun, khi nước sôi ta giảm lửa chỉ để sôi liu diu, bởi lá cẩm là màu hữu cơ, sắc tố màu anthocyanin nếu đun nhiệt độ quá cao, làm nước cạn và xuất hiện hiện tượng caramen hóa, màu lá cẩm sẽ bị tối. Sau khoảng 15 phút bắc ra chắt lấy nước màu.
  3. Lưu ý khi đun nước lá cẩm: Để tránh lãng phí, ta nên đun nước lá cẩm 2 lần, bởi đun 1 lần lượng sắc tố chỉ tiết ra được khoảng 85%. Thế nên với 2,5 lít nước, lần 1 ta dùng 1,5 lít đun xong chắt ra, và dùng tiếp 1 lít còn lại đun lần 2. Khi bỏ bã, ta nên vắt kiệt nước để tận dụng. Cuối cùng trộn nước các lần vào nhau, lọc qua và sử dụng.
    cach lay mau la cam
    Cách lấy màu lá cẩm
  4. Ngâm gạo với nước lá cẩm: Gạo đãi qua nước cho sạch cám và bụi, tránh đãi gạo lâu sẽ làm nước lã ngấm vào hạt gạo làm giảm độ bám màu. Gạo đãi xong cho vào ngâm cùng nước lá cẩm. Nếu thời gian ngâm ngắn thì dùng nước còn ấm, ngâm dài chừng 8 tiếng thì dùng nước nguội. Khi đủ thời gian, vớt gạo để ráo nước và đồi xôi. Có người đãi gạo lại sạch nước ngâm, điều này là tùy quan niệm. Cần lưu ý trường hợp lượng lá màu ít, việc đãi lại gạo gây nhạt màu.
  5. Nấu xôi lá cẩm: Gạo cần để ráo nước rồi xếp vào chõ, giữ ngọn lửa vừa phải, đặc biệt khi nước đã xôi cần giảm lửa, tránh hơi nước quá mạnh, xôi chín không đều. Nên đồ xôi làm 2 lượt, lần 1 khi xôi chín tới, ta rỡ xôi ra mâm, mẹt rộng để xôi nguội, sau đó lại đồ tiếp lần 2 chừng 15p. Như thế xôi sẽ chín kỹ và mềm lâu.

Lá Cẩm bán ở đâu ?

Tại Hà Nội khi cần mua lá cẩm tím, lá đỏ bạn gọi số: 0914 023 831 (Thanh Vân, giao hàng Hà Nội và các tỉnh Lá Cẩm sạch, trồng theo phương pháp hữu cơ, 100% Organic)
Xem thêm về thông tin cơ bản cần biết về Lá Cẩm Liên lạc qua số hotline để được tư vấn chi tiết về cách lấy màu lá cẩm và phục vụ chu đáo nhất.

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Lá Cẩm là một loại thảo mộc có nhiều tác dụng

Lá cẩm là lá gì ?


Lá Cẩm (Peristrophe bivalvis) thuộc loại cây thân thảo, lâu năm, cao khoảng 50 – 100 cm. Thân thường 4 cạnh, có rãnh dọc sâu, cành non có lông, về sau nhẵn. Lá đơn, mọc đối; hình bầu dục hay trứng hoặc thuôn mũi giáo, thường có bớt màu trắng ở dọc gân; kích thước 2-10 cm x 1,2-3,6 cm; hai mặt có lông hoặc không, gốc lá thuôn nhọn; chóp lá nhọn hay có khi có mũi hay hơi tù tròn. Cụm hoa chùm ở ngọn hay nách lá, chùm ngắn; lá bắc cụm hoa thường hình trứng. Đài 5 răng đều dính nhau ở nửa dưới, kích thước ngắn hơn lá bắc hoa. Tràng màu tím hay hồng, phân 2 môi, môi dưới có 3 thuỳ cạn, ống hẹp kéo dài. Nhị 2 thò ra khỏi ống tràng. Bầu 2 ô, mỗi ô có 2 hay nhiều noãn.
La cam Peristrophe bivalvis
Lá Cẩm Peristrophe bivalvis

Lá cẩm trồng ở đâu ?

Cây Lá Cẩm có vùng phân bố tương đối rộng, phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Hoà Bình… và một số tỉnh khác như Khánh Hòa, Daklak… Hiện nay hiếm khi gặp cây Cẩm mọc hoang dại nên để thuận tiện cho việc sử dụng, người dân ở các địa phương trên chỉ trồng 1- 2 m2 trong vườn nhà hoặc trên nương rẫy. 

Cách trồng cây Lá cẩm

Lá cẩm thuộc loại cây ưa ẩm và ưa bóng, nhưng không chịu úng, thường mọc ở ven rừng núi đá vôi ẩm, gần bờ suối và được trồng dưới tán các cây ăn quả, bên cạnh các nguồn nước. Cây sinh trưởng mạnh vào xuân hè, có hoa vào mùa thu. Vào cuối mùa thu khi nhiệt độ xuống thấp và ít mưa cây bắt đầu bị rụng lá và vào mùa đông thì cây hầu như không còn lá. Cây lá cẩm sinh trưởng và phát triển tốt trên loại đất đáp ứng đủ các yếu tố sau:

- Giàu mùn, tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, giàu dinh dưỡng. 
- Độ ẩm cao, dễ thoát nước. 
- Có độ che bóng (vì cây Cẩm sẽ tổng hợp rất ít chất màu trong điều kiện nhiệt độ cao và chiếu sáng mạnh). 
Đất được cầy bừa kỹ, dọn sạch cỏ và lên luống cao 20 cm, rộng 1,0-1,2 m. Vào mùa xuân, tháng 2-3 chọn các cành Cẩm bánh tẻ khoẻ mạnh, cắt bỏ bớt lá để giảm bớt sự bay hơi nước, cắt phần thân thành những đoạn hom dài khoảng 15-20 cm, mỗi hom có 2-3 mắt, sau đó đem đi trồng với khoảng cách hố cách hố 30-40 cm, hàng cách hàng 30-40 cm. 
Trong cay la cam
Trồng Cây Lá Cẩm
Để cây sinh trưởng tốt ta nên bón lót 8-10 tấn phân chuồng đã ủ hoai cho 1 ha, đối với các khu vực nương rẫy, đất dốc có thể bón thêm 100-150 kg lân và 50 kg kali. Sau khi bón lót phân chuồng, phân lân và phân kali, rắc một ít đất và đặt từ 3-5 hom giống/hố, lấp đất, chỉ để 1-2 mắt ló trên mặt đất, nén chặt gốc. Sau đó tưới nước và duy trì độ ẩm của đất trong vòng 7-10 ngày đầu để hom ra rễ và đâm chồi mới. Trong thời gian đầu, cần chú ý giữ sạch cỏ dại và thường xuyên duy trì độ ẩm. Cẩm có thể trồng dưới tán cây ăn quả, trồng xen với ngô, đậu tương hay các cây rau khác. Sau mỗi lứa thu hoạch cần làm cỏ, xới xáo mặt luống để cây tiếp tục sinh trưởng tốt. Để lứa cắt sau có năng suất cao, lứa thu trước nên cắt cây ở độ cao cách mặt đất khoảng 10-15cm. Sau khi thu hoạch phải làm cỏ, vun gốc và bón phân. Nếu chăm sóc tốt, trồng một lần cây Cẩm có thể cho thu hoạch liên tục trong 3-4 năm. Sau khi trồng khoảng 3-4 tháng, có thể thu lứa 1 (tháng 6-7). Khi cây cao khoảng - 4 - 40-50 cm có thể cắt phần cành mang lá dài 30-40 cm để làm nguyên liệu chiết chất màu. Nếu gặp thời tiết thuận lợi và chăm sóc tốt thì có thể thu hái 4-5 lứa Cẩm/năm.

Lá Cẩm có mấy màu ?

Ở Nam Bộ cây lá cẩm được coi là cây nhuộm màu. Lá cẩm gồm hai màu chính: Cẩm Đỏ và Cẩm Tím. Đây cũng là hai loại được trồng, riêng Cẩm Vàng còn mọc hoang nên được gọi là Cẩm dại. Cây Cẩm chủ yếu được nhân giống bằng cành, hiện tại chưa phát hiện cây con từ hạt. Bốn dạng Cẩm có tên khác nhau được đặt theo công dụng, màu sắc của dịch chiết, theo hoa văn trên mặt lá, theo hình dạng hay màu sắc của lá hoa. 
La cam co hai mau cam tim va cam do
Lá cẩm có hai màu Cẩm tím và Cẩm Đỏ


  • Cây Lá Cẩm Đỏ (tên dân tộc Nùng: Chằm thủ): Lá hình bầu dục, gốc lá thon, xanh đậm, có nhiều lông, mặt trên không có bớt trắng, dịch chiết ra có màu đỏ.
  • Cây Lá Cẩm Tím (Chằm lai): Có màu tím hồng, lá hình trứng rộng, gốc tròn, xanh nhạt, mỏng, ít lông, diện tích mang đốm trắng ở dọc gân lá lớn, dịch chiết ra có màu tím.
  • Cẩm Tím loại màu đậm, tím Huế (Chằm khâu): Lá hình bầu dục, gốc tròn hay thon, xanh đậm, dầy, ít lông, ít gặp đốm trắng ở dọc gân lá, dịch chiết ra có màu tím.
  • Cẩm Vàng (Chằm hiên): Lá hình trứng, gốc lá thon, đầu lá thon nhọn, 2 mặt có lông, phiến lá thường nhăn nheo, đặc biệt là mép lá, dịch chiết ra có màu vàng xanh.

Lá cẩm có tác dụng gì ?

Công dụng của cây Cẩm: Ở Việt Nam cây Cẩm từ lâu được đồng bào dân tộc dùng để nhuộm màu gạo nếp để nấu xôi ngũ sắc trong các dịp lễ hội. Ngày nay Lá Cẩm được dùng nhiều để tạo màu thực phẩm tự nhiên cho nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như bánh, thạch, kem, chè, xôi và nhiều món khác

Trong y học cổ truyền, cây Cẩm được dùng trị lao phổi, khái huyết, ho nôn ra máu, viêm phế quản cấp tính, ỉa chảy, lỵ, ổ tụ máu, bong gân. Tại Trung Quốc, Cẩm được coi là dược liệu có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ huyết, chữa viêm họng, thấp khớp, nhiễm trùng đường tiết niệu, kinh phong ở trẻ em, lao hạch, mụn nhọt. Như vậy có thể thấy Lá Cẩm là một loại thảo mộc có nhiều tác dụng quý.

Lá Cẩm bán ở đâu ?

Bán Lá Cẩm ở Hà Nội, liên hệ điện thoại: 0914 023 831

Địa chỉ: Số nhà 12, ngõ 33, phố Chùa Láng Đống Đa, Hà Nội.

Giá bán: 45.000đ/500g, 80.000đ/1kg (Lá cẩm tím và đỏ đồng giá)
Hy vọng những thông tin cơ bản cần biết về Lá Cẩm sẽ phần nào đáp ứng nhu cầu của bạn. Có thể bạn quan tâm thêm về Lá Dứa