Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Lá Riềng cho món ăn có màu xanh tự nhiên đẹp tuyệt vời

Cây riềng là cây gì ? Cây riềng có tác dụng gì ?

Cây riềng tên khoa học là Alpinia officinarum Hance là một loại cây thân thảo, mọc cao từ 1 - 1,5m, phân bố rộng rãi ở Việt Nam, một số nước Đông Nam Á và nam Trung Quốc. Ở nước ta cây riềng thường được sử dụng làm gia vị: củ riềng dùng để kho cá, nấu món thịt chó rất hợp; mầm riềng và củ riềng dùng kho cá giúp át mùi tanh và rất thơm; lá riềng dùng để gói bánh chưng lá riềng, xôi lá riềng...Trong đông y, củ riềng cùng họ gừng, nhưng tên của nó còn độc đáo hơn, đông y gọi là Cao Lương Khương, được xếp vào bậc cao hơn. Chữ Lương nghĩa là tốt hơn, Khương là họ gừng, mang tên Cao Lương có nghĩa là hay hơn về độ ấm. Củ riềng theo quan niệm của Đông Y nằm ở dưới đất, có vị cay. Người ta gọi củ riềng là địa hỏa. Địa là đất, hỏa là vị cay.
Cay Rieng
Cây Riềng

Lá Riềng có tác dụng gì ?

Lá Riềng hay Lá GiềngLá Diềng là loại lá lành tính, có tính sát khuẩn nhẹ và cộng với khả năng giải nhiệt nên từ lâu trong gian dan người ta thường dùng lá riềng để đun nước tắm cho trẻ nhỏ nhằm chữa trị và phòng ngừa mụn nhọt rôm sảy và chữa mụn kê. 

Lá riềng tắm cho bé

Tắm lá riềng cho trẻ thường theo kinh nghiệm dân gian sẽ giúp chữa mụn kê và rôm sảy rất công hiệu: Lá riềng rửa sạch lông bề ngoài, vò nát vào cùng nước còn âm ấm cho tiết ra chất diệp lục, sau đó dùng nước này tắm cho trẻ nhỏ. Còn có kinh nghiệm khi tắm nước lá riềng cho trẻ cần dùng bé trai 7 lá, bé gái 9 lá. Nhìn chung, tắm lá riềng cho trẻ sơ sinh là kinh nghiệm truyền miệng của các cụ, về khoa học bạn có thể cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.

Lá riềng gói bánh chưng

Lá riềng được giã hoặc xay để vắt lấy nước cốt, dùng nước cốt này trộn cùng gạo gói bánh chưng. Bánh chưng lá riềng có màu xanh đậm hơn nhiều so với dùng lá dứa rất đẹp mắt, hương vị thơm mát, ăn không ngán, thích hợp cho cả bánh chưng chay nhân ngọt và bánh chưng mặn nhân thịt.
goi banh chung la rieng
Gói bánh chưng lá riềng

Xôi lá riềng

Cũng tương tự như gói bánh chưng, lá riềng được giã lấy nước cốt, sau đó dùng nước cốt đậm đặc này trộn cùng gạo đã ngâm. Và tiến hành đồ xôi như bình thường. Ở đây cần lưu ý rằng, trong việc dùng lá riềng để gói bánh chưng và đồ xôi, ta không nên dùng phương pháp ngâm gạo cùng nước lá riềng mà nên dùng cách trộn gạo đã ngâm cùng nước cốt đậm đặc sẽ cho màu sắc đẹp hơn. Cụ thể tiến hành như thế nào liên hệ điện thoại 0914023831 mình hướng dẫn cụ thể hoặc đón đọc tại bài viết sau trên trang blog này.
Xoi La Rieng
Gạo làm Xôi lá riềng

Lá riềng mua ở đâu ?

Với những ưu điểm như là loại lá lành tính, không tạo ra mùi vị lạ nên không ảnh hưởng đến hương vị món ăn, lá riềng cùng với các loại lá khác như Lá cẩm, Hạt dành dành... để tạo thành bộ sưu tập các loại thảo mộc tạo màu thực phẩm tự nhiên, hiệu quả đẹp mắt và an toàn cho sức khỏe
Địa chỉ nơi bán lá riềng tại Hà Nội và các tỉnh: Vui lòng liên hệ điện thoại 0914023831
Số nhà 12, ngõ 33 chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. Giao hàng Hà Nội và toàn quốc.

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Hạt dành dành, công dụng và cách dùng nấu xôi

Hạt dành dành tên latin là Gardenia Jasminoides Ellis, là một cây thuộc họ cà phê. Một cây nhỏ thân cao chừng 1,5 - 2m, lá hình bầu dọc nhẵn và xanh thẫm. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, màu trắng, rất thơm; cuống có 6 cạnh hình như cánh. Đến cuối hè đầu thu, cây cho thu hoạch quả. Quả dành dành có hình quả trám nhưng có cạnh khía dọc theo thân. Khi quả già, chín ta thu hái, bỏ cuống, phơi khô để dùng.

qua danh danh
Quả dành dành

Thành phần hóa học của hạt dành dành

Trong hạt dành dành có chứa geniposid, gardenosid, shanzhisid, gardosid, geniposidic acid gardenin, crocin-l, n-crocetin, scandosid methyl ester. Còn có nonacosane, b-sitosterol, D-mannitol; tanin, dầu béo, pectin. Vị của dành dành đắng nhẹ, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chỉ huyết, mát huyết, tiêu viêm. Gardenin có tác dụng ức chế đối với sắc tố mật trong máu, làm cho nó giảm bớt xuống, nên được dùng để trị bệnh hoàng đản. Nước sắc Dành dành cũng có tác dụng kháng khuẩn đối với một số vi trùng.

Công dụng của hạt dành dành

Quả thường dùng nhuộm màu vàng, nhất là để nhuộm thức ăn vì sắc tố của dịch quả không có độc. Trong y dược, dành dành dùng trị bệnh gan, vàng da; ngoại cảm phát sốt, khó ngủ; viêm kết mạc mắt, loét miệng, đau răng; hoa thơm dùng làm dịu, chữa đau mắt, đau tử cung. Ở Trung Quốc, người ta còn dùng vỏ rễ làm thuốc đòn ngã, lại làm thuốc cầm máu, trị bệnh nôn ra máu, chảy máu cam. Ở Ấn Độ, người ta cho là cây Dành dành có tác dụng phòng bệnh phát lại định kỳ, tẩy nhẹ, trị giun, chống co thắt; dùng ngoài để sát trùng, rễ Dành dành được dùng trị chứng khó tiêu và các chứng rối loạn thần kinh.

hat danh danh
Hạt dành dành

Cách dùng hạt dành dành nấu xôi

Hạt dành dành có khả năng tạo màu vàng rất đẹp. Tuy nhiên do là màu hữu cơ tự nhiên nên cách lấy màu hạt dành dành ta cần một số lưu ý.

Về lượng dùng: Chỉ cần 1 lượng nhỏ dành dành, tức là 4 - 5 quả là có thể đồ được 1kg gạo xôi có màu vàng đẹp. Trung bình để đồ 2kg gạo, ta nên dùng khoảng 25g hạt khô. Dùng nhiều hơn hay ít hơn đều có thể được, bởi sách vàng của hạt dành dành dù nhạt hay đậm đều có nét thẩm mỹ riêng.

Hai cách lấy màu hạt dành dành

Cách 1: Dùng hạt dành dành hòa nước ngâm gạo rồi đồ xôi, cách này cho màu sắc nhạt và xôi chín thường ngả màu vàng xanh cốm. Cách này tuy màu vẫn đẹp nhưng chưa bộc lộ hết được vẻ đẹp của hạt dành dành. Đặc điểm của phương pháp này là: gạo lúc ngâm nước hạt dành dành thì vàng óng đẹp, nhưng khi nấu chín thì màu lại bị tối.
Cách 2: Dùng nước cốt hạt dành dành, trộn đều với gạo đã ngâm nước lã rồi đồ. Đây là cách tiết kiệm và cho lên màu vàng đẹp hơn. 
Đặc điểm cách này là: khi trộn nước cốt với gạo đã ngâm, ta chưa nhìn thấy màu sắc rõ rệt, phải đợi khi đồ xôi chín mới lên màu.
Cụ thể cách 2 tiến hành như sau: 
  1. Với 2 kg gạo, ta đem gạo ngâm nước trắng trước cho mềm, gạo cần ngâm khoảng 6-7 tiếng, sau đó vớt ra để ráo nước. 
  2. Lấy khoảng 20-25g hạt dành dành khô (ước chừng bằng cách chia gói 100g làm 5 phần, lấy 1 phần), cho vào 1 bát con nước (chỉ 1 bát là đủ) dùng tay bóp kỹ để hạt khô tiết ra màu vàng, sau khi bóp kỹ cần lọc cẩn thận, tránh cặn còn sót trong nước cốt. 
  3. Tiến hành trộn đều 1 bát nước cốt cùng 2 kg gạo, sau đó tiến hành đồ xôi luôn.
    su dung hat danh danh nau xoi
    Sử dụng Hạt Dành Dành nấu xôi

Thành phẩm xôi có màu vàng tươi, đẹp hấp dẫn, chín mềm, ngon miệng, hương thơm đặc trưng của xôi nếp, không có bất cứ vị lạ như trường hợp nấu bằng nghệ vàng.

Hạt dành dành mua ở đâu ?

Hạt dành dành có hai loại: loại dùng để nấu xôi và chế biến món ăn là loại cao cấp, tại Hà Nội Hạt dành dành chất lượng cao có bán tại địa chỉ: 
Số nhà 12, ngõ 33 phố Chùa Láng, Hà Nội, điện thoại: 0914.023.831, (gặp Vân)
Trên đây là cách nấu xôi với hạt dành dành, xem thêm cách lấy màu lá cẩm 

CÔNG DỤNG CỦA LÁ DỨA

Cây lá dứa hay còn gọi lá nếp hoặc lá dứa thơm hoặc cây cơm nếp ngày nay đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Lá dứa được sử dụng rộng rãi trong đời sống nên loại cây này được trồng ngày một nhiều. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về tác dụng của loại cây này.

Lá dứa là lá gì ?

Cây lá dứa tên khoa học là Pandanus amaryllifolius, một loại cây có nhiều tác dụng, vừa trị bệnh lại sử dụng làm gia vị để nấu một số món ăn, vừa thơm lại có màu xanh bắt mắt. Cây lá dứa mọc thành bụi, ưa ẩm và bóng mát, nên thường mọc và phát triển tốt ở những nơi gần nguồn nước chảy. Lá dứa phân bố rộng rãi ở Việt Nam, một số nước Đông Nam Á và nam Trung Quốc. Bộ phận sử dụng là lá, có chứa tinh dầu thơm dễ bay hơi (3-metyl-2(5H)-furanon (83,82%); 2-axetyl-1-pyrrolin (3,15%) ). Hiện nay ở một số nơi đã ứng dụng công nghệ vào chiết tách lấy tinh dầu từ cây lá dứa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong lĩnh vực thực phẩm và y dược. 
cay la dua
Cây lá dứa

Lá dứa có độc không ?

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh lá dứa là loại cây lành tính, không gây độc hại cho sức khỏe. Điều này cũng phù hợp với tập quán sử dụng loại lá này của người dân, bởi trong kinh nghiệm dân gian thì lá dứa được nhân dân sử dụng từ rất sớm. Người ta sử dụng lá dứa trước hết với mục đích tạo hương thơm và màu sắc cho các món ăn như xôi, hấp luộc củ quả, nấu các món chè, kem, thạch. Ưu điểm lớn nhất của lá dứa chính là sự lành tính, có lợi cho sức khỏe và dễ sử dụng. Chỉ cần vài ba cọng lá dứa là có thể tạo hương thơm dịu cho các món ăn hoặc đồ uống hấp dẫn.

Lá dứa có công dụng gì ?

Ngoài việc giúp làm tăng hương vị và màu sắc đẹp cho các món ăn như Xôi lá dứa, chè lá dứa, thạch rau câu lá dứa, bánh flan lá dứa... Đối với lĩnh vực sức khỏe, lá dứa có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể con người.
Xoi la dua
Xôi lá dứa

Lá dứa trị bệnh tiểu đường

Một số người đã thành công làm hạ lượng đường trong máu xuống nhờ uống lá dứa thơm, nhất là những người bị tiểu đường loại hai. Cách dùng như sau: mua lá dứa về phơi khô dùng dần, phơi thế nào cho lá vẫn còn màu xanh lục diệp. Mỗi lần nấu khoảng 10 lá khô với 2,5 lít nước, nấu sôi cho đến khi còn lại 2 lít là vừa. Uống trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút và uống hết số nước ấy trong ngày. Uống sau 10 ngày là có kết quả. Trong quá trình uống lá dứa thơm, điều lưu ý, bạn phải ăn kiêng theo chế độ và năng tập thể dục.

Lá dứa giúp giải cảm

Người ta dùng vài tàu lá dứa loại tươi và khô đều được, thêm vào cùng nồi nước xông, vừa giúp tạo hương thơm lại tăng tác dụng giải cảm.

Lá dứa trị yếu dây thần kinh

Ta dùng khoảng 3 tàu lá dứa, tươi hoặc khô cắt ngắn, nấu nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

Lá dứa trị bệnh thấp khớp

Đun nóng khoảng nửa chén dầu dừa ở lửa nhỏ. Khi dầu dừa nóng thì bắc chảo ra khỏi bếp và bỏ khoảng 3 lá dứa (đã rửa sạch và cắt mỏng) vào dầu dừa. Khuấy đều cho đến khi nguội rồi dùng để thoa vào những vùng sưng khớp, đau khớp.

Lá dứa trị gàu

Dùng 5 - 7 lá dứa rửa sạch rồi giã nhuyễn. Thêm vào nửa chén nước và khuấy đều, vắt nước cốt lá dứa. Dùng nước lọc thoa vào da đầu, để khô, sau một giờ thì thoa vào da đầu thêm một lần nữa. Sau đó gội đầu bằng nước sạch. Làm mỗi ngày như vậy cho đến khi sạch gàu.
nuoc cot la dua
Nước cốt lá dứa

Lá dứa đuổi gián

Một đặc điểm rất hay của lá dứa là có thể dùng để đuổi gián. Nếu không muốn dùng các sản phẩm diệt gián thương mại có nhiều hóa chất độc hại, chúng ta dùng lá dứa bằng cách cắt lá dứa thành từng đoạn 5 cm bỏ vào rổ rồi đặt ở nhà bếp hoặc những nơi gián thường lai vãng. Khi lá dứa hết mùi thơm thì thay lá dứa khác.

Lá dứa mua ở đâu ?

Lá dứa là loại dễ mua, phổ biến, tuy nhiên cần chọn loại được trồng hữu cơ, sạch. Quá trình thu hái đảm bảo đủ thời gian để cây sinh trưởng và tích lũy tinh dầu.
Lá dứa sạch, trồng hữu cơ với hàm lượng tinh dầu cao bán tại Hà Nội, liên hệ theo số điện thoại sau: 
0914023831 (Vân). Shop nhận ship Hà Nội và giao toàn quốc
Giá bán 1kg: 70.000đ (nhận ship từ 0,5kg trở lên)
Xem thêm thông tin mới nhất về Lá Cẩm